Việc Hoa Kỳ tham chiến cùng Israel trong cuộc xung đột với Iran tưởng chừng sẽ là “cú sốc địa chính trị” đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào tình trạng lao dốc. Thế nhưng, các nhà đầu tư lại tỏ ra khá bình tĩnh, với nhiều chiến lược gia cho rằng cuộc xung đột lần này đã được “kiềm chế” và không gây ra rủi ro hệ thống, thậm chí còn mở ra cơ hội cho một số tài sản rủi ro. Tính đến 9:30 sáng thứ Hai tại London, chỉ số MSCI World – theo dõi hơn một nghìn cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa tại 23 nền kinh tế phát triển – chỉ giảm nhẹ 0,1%. Tại châu Âu, thị trường chứng khoán đảo chiều tăng điểm, với chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu phục hồi sau nhịp bán tháo đầu phiên. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng bật nhẹ, hợp đồng gắn với S&P 500 tăng 0,2%. Các tài sản trú ẩn như trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chỉ tăng 2 điểm cơ bản, vàng giao ngay giảm 0,2% về mức khoảng 3.359 USD/ounce, trong khi đồng franc Thụy Sĩ gần như đi ngang so với đồng USD và tăng nhẹ so với một số đồng tiền khác. So với phản ứng mạnh khi Israel không kích Iran cách đây hơn một tuần, thị trường lần này phản ứng khá dè dặt. Theo Dan Ives – CEO của Wedbush – “các thị trường xem cuộc tấn công vào Iran là một sự giải thoát khi mối đe dọa hạt nhân ở khu vực này đã bị dập tắt.” Ông cho rằng rủi ro lan rộng từ cuộc xung đột Israel–Iran sang các khu vực khác là khá thấp, và do đó xung đột được xem là “cô lập”. Dù không nên xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình hình, các chuyên gia đồng thuận rằng đây không phải là một cú sốc có tính hệ thống đối với thị trường toàn cầu. Tổng thống Donald Trump xác nhận Hoa Kỳ đã tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran vào thứ Bảy. Giới đầu tư hiện tập trung theo dõi phản ứng từ phía Tehran. Bộ trưởng Ngoại giao Iran tuyên bố quốc gia này "sẽ sử dụng mọi lựa chọn" để bảo vệ chủ quyền. Truyền thông Iran đưa tin quốc hội nước này đã thông qua đề xuất đóng cửa Eo biển Hormuz – tuyến đường huyết mạch vận chuyển khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày. Peter Boockvar – Giám đốc đầu tư tại Bleakley Financial Group – cho rằng: “Nếu Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân thì đây có thể là hồi kết xung đột, và thị trường sẽ ổn định.” Ông không tin Iran sẽ chặn dòng chảy dầu toàn cầu. Marko Papic – chiến lược gia trưởng tại GeoMacro Strategy – cho rằng kịch bản xấu nhất sẽ xảy ra nếu Iran thực sự đóng Eo biển Hormuz, nhưng điều này rất khó xảy ra. Theo ông: “Nếu điều đó xảy ra, giá dầu có thể vượt 100 USD, thị trường hoảng loạn, cổ phiếu giảm tối thiểu 10% và nhà đầu tư sẽ đổ xô vào tài sản trú ẩn.” Tuy nhiên, Papic cho rằng Tehran hiện có “công cụ trả đũa hạn chế” và biết rõ hậu quả nếu họ phong tỏa tuyến hàng hải này. Trong quá khứ, Iran từng nhiều lần đe dọa đóng Hormuz – như năm 2018 sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, hay đầu thập kỷ 2010 – nhưng chưa bao giờ thực hiện. Papic nói thêm: “Tehran hiểu rằng nếu họ hành động, Mỹ sẽ trả đũa nhanh, nghiêm khắc và mang tính trừng phạt.” Ed Yardeni – nhà sáng lập Yardeni Research – cũng cho rằng các diễn biến hiện tại không đủ làm lung lay đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ. Theo ông, động thái quân sự vừa rồi của Trump cho thấy ông đang tái lập vị thế răn đe của Mỹ, củng cố niềm ti
Tại sao thị trường toàn cầu đang phớt lờ các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iran
Phản ứng của thị trường sau cuộc không kích của Hoa Kỳ không mấy gay gắt, đặc biệt là so với hơn một tuần trước khi Israel tiến hành không kích nhằm vào Iran.